Hiện tượng nhao lái không phải điều gì quá xa lạ với những tài xế lâu năm, tuy nhiên đối với những người mới biết lái thì hiện tượng này lại không mấy khi được để ý. Nhao lái là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Vậy thì nhao lái là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhao lái và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Reviewxe.net đi tìm hiểu về hiện tượng này nhé!
Nhao lái là gì?
Nhao lái là hiện tượng xe ô tô bị nghiêng sang trái hoặc xe bị nghiêng sang phải. Nhao lái khiến xe không đạt được tình trạng cân bằng ở các bánh xe. Người lái sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều khiển vô lăng để xe chạy theo ý muốn. Nhao lái là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến xe bị lệch tay lái.
Hiện tượng nhao lái khiến cho tài xế điều chỉnh vô lăng không chuẩn, xe bị nghiêng hẳn sang một phía mà không đạt độ cân bằng cho xe. Đồng thời đòi hỏi tài xế phải dùng nhiều lực để điều chỉnh và giữ xe luôn ổn định.
Hơn nữa, hiện tượng này sẽ đặc biệt nguy hiểm khi tài xế di chuyển vào ban đêm hoặc trên cao tốc, nếu hệ thống lái hoạt động không ổn định có thể gây mất an toàn, thậm chí gây tai nạn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhao lái
Nguyên nhân xe bị nhao lái chủ yếu do góc đặt bánh xe không chuẩn, bị lệch so với chuẩn làm thước lái bị lệch. Điều này khiến lốp xe mòn không đều, thường mòn mép ngoài hoặc mép trong. Dẫn đến xe có xu hướng nhao về một bên, thể hiện rõ khi xe di chuyển tốc độ cao. Thậm chí xe bị nhao lái còn khiến vô lăng bị lệch sang một bên, vô lăng rung, trả lái chậm…
Nhiều người thường cho rằng hiện tượng này thường bị hiểu lầm là do xe cũ, đường xấu hoặc do chủ xe không thay lốp định kì… Trên thực tế, các nguyên nhân gây hiện tượng này là góc đặt bánh xe không chính xác, lốp mòn không đều, thước lái bị lệch, độ chụm bánh xe không chính xác…
Các nguyên nhân này khiến vô lăng bị lệch sang một bên và gây nên hiện tượng nhao lái sang trái. Gốc rễ của việc bị lệch góc đặt bánh lái hay độ chụm có nguyên nhân bắt nguồn từ cách lái xe của nhiều tài xế như thường xuyên leo lề, đỗ nghiêng trong thời gian dài, chạy qua ổ gà, chướng ngại vật ở tốc độ cao.
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng này là góc đặt bánh xe không chuẩn xác. Việc chạy xe với góc đặt bánh không chuẩn xác lâu dần sẽ khiến cho lốp xe bị mòn không đều và có xu hướng nhao lái sang một bên, khi di chuyển ở tốc độ cao còn kèm theo hiện tượng rung lắc. Thậm chí khi cố gắng đi thẳng nhưng vô-lăng vẫn bị đánh lái sang một bên, lúc này xe đã bị nhao lái rất nặng.
Hiện tượng nhao lái không chỉ gặp ở những chiếc xe cũ, đã sử dụng lâu mà những chiếc xe mới cũng thỉnh thoảng gặp phải. Vậy nguyên nhân từ đâu cho hiện tượng này.
+ Đầu tiên hiện tượng nhao lái là do góc đặt bánh xe không chính xác khiến cho xe đi lệch đường. Nguồn gốc của việc này là do xe ô tô của bạn thường xuyên phải di chuyển vào những đoạn đường nhiều ổ gà , chướng ngại vật với tốc độ cao.
+ Ngoài ra có thể do lốp xe của bạn đang bị mòn, thước lái bị lệch … làm cho vô lăng của xe bị lệch sang một bên khiến cho xe bị nghiêng.
+ Việc chạy xe lệch góc sẽ làm cho lốp bị mòn dần theo thời gian, di chuyển sẽ khó khăn kèm theo hiện tượng rung lắc mạnh gây ra nhiều tình huống nguy hiểm cực mạnh.
+ Hiện tượng nhao lái thường gặp nhất đó là lệch góc lái Caster sang trái hoặc phải sinh ra lực đánh lái ngoài ý muốn.
+ Hoặc khi bánh có độ chum hoặc thước lái bị lệch so với thiết kế ban đầu cũng là nguyên nhân khiến cho tay lái bị lệch
Điều đáng chú ý là xe ô tô bi nhao lái không phải hiện tượng bất ngờ mà là tiến triển trong một thời gian dài. Nếu không thường xuyên kiểm tra định kỳ sẽ khó phát hiện. Nhiều trường hợp nhao lái làm vô lăng bị lệch nhưng chủ xe chỉ chỉnh lại vô lăng mà không kiểm tra nguyên nhân sâu xa, dẫn đến lốp xe ngày càng bị mòn lệch nặng hơn.
Trong quá trình sử dụng xe sẽ có nhiều tình huống khiến góc đặt bánh xe lệch dần so với chuẩn như: xe va chạm mạnh vào lề đường, xe sập ổ gà to, xe đâm đụng nặng… Không đảo lốp, kiểm tra áp suất lốp định kỳ… cũng có thể khiến góc đặt bánh xe bị lệch.
Một nguyên nhân khiến xe ô tô bị nhao lái khác là khi thay lốp xe hay sửa chữa liên quan đến bánh xe nhưng lại không cân chỉnh góc đặt bánh xe.
Bên cạnh đó, xe bị nhao lái cũng có thể do một số chi tiết trong thước lái hay hệ thống lái bị hao mòn, xuống cấp.
Nguyên nhân đầu tiên nhiều người thường gặp là góc Caster bị lệch trái hoặc bị lệch phải sinh ra lực đánh lái ngoài ý muốn. Góc Caster không ảnh hưởng đến độ mòn của lốp như Camber nhưng cũng gây hiện tượng nhao lái nếu có sự sai lệch giữa các bánh xe.
Ví dụ, bánh trái có góc Caster âm, bánh phải có Caster dương, xe có xu hướng nhao về trái khi di chuyển. Nếu góc Caster hai bên trái và phải không bằng nhau, xe có xu hướng nhao về bên ít dương hơn.
Trong khi đó, nếu bánh xe bị lệch góc Camber dương quá nhiều khiến mặt lốp phía ngoài ăn mòn nhiều hơn. Góc Camber lệch âm quá nhiều khiến mặt lốp phía trong ăn mòn nhiều hơn.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân của độ chụm bánh hoặc thước lái bị lệch so với thiết kế ban dầu khiến lốp cũng bị mòn không đều hoặc chệch vô lăng.
Vì hiện tượng này diễn ra chậm nên nhiều tài xế thường thói quen chỉnh lại tay lái để phù hợp với sai lệch của xe. Lâu dần chủ xe quen với việc vô-lăng lệch sang một bên mà không hề hay biết nguy hiểm đang tiềm ẩn.
Cách khắc phục hiện tượng nhao lái
Để khắc phục được những hiện tượng nêu trên không hề dễ dàng đòi hỏi tài xế cần phải điều chỉnh thói quen cũng như cách điều khiển vô lăng của mình. Khi gặp hiện tượng nhao lái thì đầu tiên các bạn cần làm là đưa xe ra các tiệm sửa chữa và bảo dưỡng ô tô để tiến hành kiểm tra tổng thể. Cần phải đặc biệt quan tâm đến lốp xe cũng như vô lăng.
Đồng thời điều chỉnh lại các góc lái như góc amber, góc caster hay độ chụm của bánh xe, căn chỉnh thước lái
Khi lái xe tài xế cần ngồi đúng tư thế, không điều chỉnh tay lái sang 1 hướng quá lâu
Cách xử lý xe bị nhao lái đó là cân chỉnh thước lái ô tô. Đây là kỹ thuật cân chỉnh là các góc đặt bánh xe bao gồm góc camber (góc nghiên bánh xe so với trục dọc), góc toe (độ chụm bánh xe) và góc caster (góc trục bánh lái nhìn từ hông xe). Khi điều chỉnh các góc đặt bánh xe này về đúng chuẩn thì xe sẽ không còn bị nhao lái.
Hiện có 2 cách cân chỉnh thước lái là cân chỉnh bằng thủ công và cân chỉnh bằng máy chuyên dụng. Cân chỉnh thước lái bằng máy nhanh hơn và độ chính xác cao hơn.
Trong trường xe lốp xe bị mòn lệch nặng cũng nên thay mới lốp xe. Nếu đã cân chỉnh thước lái, thay lốp xe nhưng sau đó xe tiếp tục bị hiện tượng nhao lái thì có thể do các chi tiết ở thước lái hay hệ thống lái bị hao mòn. Để xử lý cần kiểm tra, phát hiện và thay thế sớm.
Nếu các sai lệch ở góc đặt bánh lái thường không xảy ra sai lệch lớn tức thì khiến tài xế thường chủ quan. Mặc dù vậy, với những tài xế đường dài, xe bị nhao lái có thể khiến việc lái xe mệt mỏi hơn khi cần dùng nhiều lực để giữ vô-lăng
Hơn nữa, hiện tượng này sẽ đặc biệt nguy hiểm khi tài xế di chuyển vào ban đêm hoặc trên cao tốc, nếu hệ thống lái hoạt động không ổn định có thể gây mất an toàn, thậm chí gây tai nạn.
Dựa vào nguyên nhân của hiện tượng này, các nhân viên kỹ thuật sẽ thực hiện việc căn chỉnh lại thước lái, góc camber, góc caster hay độ chụm của bánh xe…
Tổng Kết
Trên đây là những thông tin và kinh nghiệm về hiện tượng nhao lái xảy ra trên xe ô tô. Những người mới lái xe ô tô cần đọc thật kỹ và tìm hiểu về hiện tượng nhao lái thông qua bài viết này, để nếu có gặp những tình huống này thực tế xảy ra với chiếc xe của mình thì cần mang ngay tới cơ sở sửa chữa uy tín để tiến hành xác định, kiểm tra và sửa chữa kịp thời để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Xem thêm: Hiện tượng Tramlining là gì?