Trong chiến dịch marketing của Honda vào năm 2003 cho chiếc xe phân khối lớn CBR600RR, hãng này đã tập trung vào những điểm tương đồng giữa chiếc xe mới này và nhà vô địch tốc độ tại thời điểm bấy giờ là mẫu RC211V do Valentino Rossi cầm lái. Tuy nhiên thì mẫu xe được cấp phép cho chạy đường thông thường này không phải được bê y nguyên cỗ máy của Rossi sang nhưng nó có ít nhất một cải tiến về mặt công nghệ đáng chú ý được mang sang.

Cụm từ Honda Unit Pro-link xuất hiện từ đây. Vậy Honda Unit Pro-Link là gì? Cơ chế hoạt động của nó ra sao? Hãy cùng reviewxe.net tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Honda Unit Pro-Link là gì?
Honda Unit Pro-Link là công nghệ liên kết hệ thống treo kết nối gắp sau độc quyền chỉ có ở trên các dòng xe máy của Honda, nhất là những chiếc phân khối lớn cả dùng để thi đấu và đi thường ngày.
Lịch sử ra đời của hệ thống treo sau Unit Pro-link
Mẫu xe Honda RC211V đã mang lại cho tay đua Valentino Rossi của đội Repsol Honda một lợi thế khác biệt so với các đối thủ, nó từng giúp anh giành chức vô địch thế giới MotoGP vào năm 2002.
Lợi thế khác biệt đó chính là: khả năng mở bướm ga sớm hơn khi thoát góc cua. Lợi thế đó có được trực tiếp nhờ hệ thống treo sau độc quyền Unit Pro-link của hãng này trên mẫu RC211V và giờ xuất hiện trên chiếc CBR600RR.

Thế hệ đầu tiên của hệ thống treo sau Pro-link của Honda lần đầu sản xuất trên mẫu CR250R 1981, là một hệ thống độc đáo vì trục liên kết thấp hơn thông thường. Đặc tính đó cho phép thiết kế liên kết tạo ra mức độ mong muốn của tốc độ lò xo lũy tiến (được sản xuất thủ công). Unit Pro-Link tiếp nối thành tựu đó và nâng nó lên một tầm cao hơn.
Cấu tạo của hệ thống treo sau Unit Pro-link
Hệ thống treo phía sau thông thường gắn phần đầu của bộ phận giảm xóc vào càng sau chiếc xe. Tuy nhiên, Unit Pro-link gắn phần đầu giảm xóc vào cánh tay đòn có thanh giằng. Phía dưới giảm xóc là một liên kết đôi của tay đòn ghép lại vuông góc với nhau, xoay trên một trục gắn với phần đáy của cánh tay đòn.
Một trong những cánh tay đòn này kết nối với phần đuôi của giảm xóc, trong khi tay đòn còn lại sẽ nối với phần đuôi của khung xe bằng một cặp thanh dẫn (tension link).
Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo sau Unit Pro-link.
Khi bánh sau vượt qua một chỗ xóc, lực kéo của các thanh dẫn tension links sẽ làm quay tay đòn, nén chặt lò xo. Phần đỉnh của giảm xóc di chuyển lên trên cùng với cánh tay đòn được bù lại bằng cách tăng tốc độ mà cánh tay đòn đã nén lò xo từ phía dưới. Phụ thuộc vào góc tác động mà phần đáy của lò xo sẽ chuyển động nhiều hơn và nhiều hơn với phần đỉnh.
So sánh giữa hệ thống giảm xóc được sử dụng trên chiếc F4i, giảm xóc của chiếc CBR600RR đã tăng thể tích van điều tiết và không có ống nối với trợ lực lái (piggyback). Đặc trưng của càng sau là càng bên phải được đúc rèn và càng bên trái dạng thép hộp được hàn chặt vào dầm ngang.

Lợi ích mang lại từ hệ thống treo sau Unit Pro-link
Thiết kế Unit Pro-Link mang lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, càng sau sẽ hấp thu toàn bộ chấn động, và giảm xóc được đặt thấp hơn so với thiết kế thông thường.
Hai yếu tố này sẽ góp phần vào khái niệm mà Honda vẫn đang truyền thông đó là tập trung hoá khối lượng (mass centralization), góp phần vào việc đặt bình xăng ở trọng tâm xe và kéo dài xuống phía dưới của cacte động cơ.
i

Quan trọng hơn, phần đỉnh giảm xóc được gắn vào phần đỉnh của càng sau, khối lượng hấp thụ lực không bị dồn vào khung xe, vì thế các kỹ sư có thể tự do điều chỉnh khung xe đạt được độ cứng tốt nhất.
Một kỹ thuật chế tạo mới tạm dịch là khuôn đúc rỗng áp lực (Hollow Fine Die-Casting) cũng được bổ sung để hỗ trợ trong việc gia cố khung sườn. So với chiếc Honda F4i, khung sườn của CBR600RR có độ cứng chống vặn xoắn ở phần đầu lái nhiều hơn, giảm độ cứng ở bên hông nhờ có những thanh ray phía sau được làm mỏng hơn, độ cứng thẳng đứng vertical stiffness không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc giá đỡ gắn giảm sóc.
Tất cả những yếu tố đó hợp lại sẽ làm giảm sự trượt bánh xe (wheelspin) khi thoát góc cua, điều này cho phép người lái tăng tốc sớm hơn. Kết quả là việc mở bướm ga sớm sẽ chuyển thành những lần thoát góc cua nhanh hơn và vận tốc của chiếc xe có thể được tăng lên.
Kết luận về hệ thống treo sau Unit Pro-link của Honda
Qua bài nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy nhờ có công nghệ độc quyền của Honda về hệ thống treo sau Unit Pro-Link mà nó đã góp phần tạo ra sự khác biệt cho chiếc RC211V giành chiến thằng MotoGP ngay năm đầu tiên.
Sau thành công đó, mẫu CBR600RR cũng được áp dụng và trở nên thành công và tạo ra bệ đỡ phát triển cho các dòng xe tiếp theo về sau này như CB300R mà chúng tôi đã từng nhắc tới. Tuy nhiên, theo nhà sản xuất thì CB300R chỉ là dùng công nghệ cũ Pro-Link, nhưng trên các diễn đàn nước ngoài đều đã nói gần như không có mấy sự khác biệt giữa công nghệ mới Unit Pro-Link và công nghệ cũ Pro-Link. Vậy nên bài viết này cũng sẽ giúp bạn có một sự tham khảo thêm.
Nếu bạn thấy bài viết này hay, nhớ chia sẻ kiến thức này cho những anh em yêu xe khác nhé!
Đừng quên tôi có voucher tiền mặt lên tới 500.000đ khi các bạn mua xe máy của Honda. Để lại sđt và email tại bài viết này hoặc liên hệ số 0966.500.694
Bài viết tham khảo: https://hondanews.com/en-US/powersports/releases/release-1d8eaac52a3cafb93ff233004c34c535-unit-pro-link
Xem thêm: